Du khách ngoại mê chim Việt
Theo đó, từ năm học 2025-2026, thực hiện Điều 15 Nghị định 81 của Chính phủ, học sinh tiểu học trường công lập, trẻ em mầm non 5 tuổi và học sinh THCS được miễn học phí. Như vậy, từ năm học 2025-2026 trở đi, chỉ còn trẻ em mầm non dưới 5 tuổi và học sinh THPT phải đóng học phí theo quy định.Bên cạnh đó, từ thực tiễn tại TP.HCM từ năm học 2021-2022 đến năm học 2024-2025, HĐND TP.HCM đã ban hành các chính sách đặc thù của thành phố hỗ trợ học phí cho học sinh các cấp học, cụ thể như sau:Xuất phát từ thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội của thành phố, trên cơ sở tiếp tục kế thừa và phát huy chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông đã nhận được phản ứng tích cực từ dư luận xã hội trong các năm học vừa qua, việc xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT trên địa bàn từ năm học 2025-2026 là yêu cầu cần thiết để mọi đối tượng học sinh đều có cơ hội tham gia học tập, là tiền đề để xây dựng xã hội học tập.Trong báo cáo tác động UBND TP.HCM đưa ra các giải pháp:Giải pháp 1: Giữ nguyên hiện trạng: Áp dụng mức thu học phí đối với trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT tại Nghị quyết số 12 năm 2024 của HĐND mà không có chính sách hỗ trợ.Giải pháp 2: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Mức hỗ trợ THPT học phổ thông đang theo học tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị quyết số 12 về quy định mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 và các năm học tiếp theo trên địa bàn.Giải pháp 3: Ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời trong báo cáo này, UBND TP chỉ rõ tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quanTrong đó giải pháp 1 sẽ có tác động tiêu cực bởi, cho đến thời điểm hiện nay, đã có 8 tỉnh thành thông báo miễn học phí 100% cho học sinh từ mầm non tới hết lớp 12 trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2024 - 2025, gồm: Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Theo lộ trình miễn giảm tại Nghị định số 81 thì giải pháp giữ nguyên hiện trạng sẽ không thể hiện được sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục; sự bứt phá đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho mọi người dân xứng tầm trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, đào tạo.Còn giải pháp 2 thì không có tác động tiêu cực mà có tác động tích cực bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025-2026.Đồng thời kế thừa các chính sách hỗ trợ học phí mà thành phố thực hiện trong các năm học vừa qua đã nhận được sự ủng hộ, đồng thuận của xã hội. Chính sách được ban hành sẽ là món quà hết sức ý nghĩa thiết thực cho toàn bộ học sinh thành phố, tạo dấu ấn chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), thể hiện rõ sự quan tâm đầu tư của thành phố cho giáo dục, là thành phố đi đầu trong các chính sách miễn giảm, hỗ trợ học phí, đảm bảo chất lượng giáo dục và cơ hội học tập cho người dân; đánh dấu mốc quan trọng trong việc TP.HCM là địa phương thực hiện miễn học phí cho học sinh tất cả các cấp học, ghi dấu ấn mạnh mẽ và tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút nguồn nhân lực trên cả nước đến cư trú và làm việc tại TP, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và xã hội.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 653 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Việc triển khai thực hiện chính sách không làm phát sinh thủ tục hành chính.Còn giải pháp 3 có tác động tích cực là bổ sung cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện hỗ trợ học phí cho học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025- 2026.Dự toán nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ học phí cho năm học 2025-2026 là 338 tỉ đồng, phù hợp với nguồn lực ngân sách của thành phố.Còn tác động tiêu cực của giải pháp 3 là khi chính sách được ban hành thì thành phố chỉ còn đối tượng trẻ em mầm non dưới 5 tuổi phải đóng học phí theo quy định. Trong khi trẻ em mầm non dưới 5 tuổi cũng là đối tượng rất cần được quan tâm hiện nay, trẻ em mầm non chưa thể tự chăm sóc bản thân khi cha mẹ đi làm, đặc biệt đối với công nhân, người lao động là lực lượng lao động chính tập trung ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố có mức thu nhập không cao thì chi phí gửi trẻ cũng chiếm một phần lớn trong chi phí sinh hoạt. Giải pháp này có khả năng gây dư luận về tính công bằng trong tiếp cận chính sách của thành phố đối với các đối tượng trong độ tuổi đến trường.Từ các phân tích, nhận định và đánh giá nêu trên, UBND TP.HCM đề xuất chọn giải pháp 2 là ban hành nghị quyết của HĐND TP về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non dưới 5 tuổi, học sinh THPT đang học tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026.Sắp diễn ra triển lãm công nghệ FPT Techday 2022 tại TP.HCM
Sáng 10.2, Đội CSGT Cát Lái (thuộc Phòng CSGT Công an TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan cứu nạn, xử lý hiện trường vụ tai nạn xe đầu kéo xảy ra trên đường Võ Chí Công.Khoảng 6 giờ 15 cùng ngày, chiếc xe đầu kéo do nam tài xế điều khiển chạy trên đường Võ Chí Công, hướng từ vòng xoay Liên Phường đi vòng xoay Phú Hữu. Lúc phương tiện đi qua địa bàn P.Phú Hữu thì bất ngờ mất lái, tông vào dải phân cách, đầu xe tiếp tục lao xuống lề đường.Vụ việc làm xe đầu kéo hư hỏng nặng, 1 trụ đèn chiếu sáng giao thông bị cùng 150 mét dải phân cách bị tông bể. Nam tài xế bị kẹt trong buồng lái được người dân hỗ trợ ra ngoài trong tình trạng bị thương nhẹ. Vụ tai nạn làm giao thông qua khu vực bị ảnh hưởng. Nhận tin báo, Đội CSGT Cát Lái phối hợp các đơn vị liên quan điều tiết giao thông, xử lý hiện trường, cứu hộ phương tiện, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.
Gỡ vướng cho dự án ngàn tỉ kéo dài 8 năm ở khu đất vàng sông Hàn
Ngày 14.2, bác sĩ Bùi Văn Hạnh, Trưởng trạm y tế P.Dương Đông (TP.Phú Quốc, Kiên Giang), cho biết đã di dời trụ sở về địa điểm mới vừa xây dựng xong. Trụ sở mới tọa lạc tại khu phố 10, P.Dương Đông. Công trình được xây dựng trên diện tích đất 2.186,4 m2, tổng vốn đầu tư 10 tỉ đồng."Việc di dời đến trụ sở mới đã thực hiện cả tuần nay. Chúng tôi đang sắp xếp để phục vụ người dân chu đáo. Ở chỗ cũ cũng dán thông báo cho người dân được biết", bác sĩ Hạnh nói và cho biết thêm tạm thời Trạm y tế P.Dương Đông chỉ thực hiện công tác y tế dự phòng (tiêm ngừa, phòng dịch...); còn công tác khám chữa bệnh vẫn đang làm thủ tục xin cấp phép. Trạm y tế P.Dương Đông được UBND tỉnh Kiên Giang ra quyết định thành lập từ tháng 9.1998. Tuy nhiên, từ đó đến nay, trạm y tế này hoạt động trong cảnh "ăn nhờ ở đậu" tại các cơ quan khác. Cụ thể, trước khi chuyển về trụ sở mới, Trạm y tế P.Dương Đông phải hoạt động tại trụ sở khu phố 8, P.Dương Đông. Trước đó nữa, hoạt động tại Trung tâm y tế TP.Phú Quốc. Không gian chật hẹp khiến công tác chuyên môn gặp khá nhiều khó khăn. Theo lãnh đạo Trung tâm y tế TP.Phú Quốc, sở dĩ dự án trụ sở Trạm y tế P.Dương Đông phải "nằm trên giấy" lâu như vậy là do chưa có quỹ đất.
Tin vui là nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients đã phát hiện một chất bổ sung được sử dụng rộng rãi có thể là cứu tinh cho bệnh tiểu đường, theo trang tin khoa học ScitechDaily.Mức đường huyết cao, nếu không được kiểm soát, có thể gây tổn thương cho tim, mắt, thận, dây thần kinh và mạch máu. Mặc dù có rất nhiều cách khác nhau để kiểm soát lượng đường cao, nhưng một nghiên cứu đột phá đã chỉ ra rằng dầu cá có thể là phép màu kỳ diệu.Các nhà khoa học tại Đại học Cruzeiro do Sul (Brazil) đã tiến hành nghiên cứu trên chuột có lượng đường trong máu cao do kháng insulin - tình trạng giống với bệnh tiểu đường loại 2.Kết quả cho thấy dầu cá giúp đảo ngược tình trạng kháng insulin bằng cách điều chỉnh tình trạng viêm, từ đó cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Các nhà nghiên cứu cho biết axit béo omega-3 có trong dầu cá có thể giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách cải thiện độ nhạy insulin và giảm viêm.Cụ thể, họ đã phát hiện ra rằng bổ sung dầu cá 3 lần mỗi tuần trong 8 tuần đã giúp những con chuột bị bệnh tiểu đường giảm tình trạng kháng insulin, đồng thời cải thiện mức đường huyết, các dấu hiệu viêm và thành phần mỡ máu, bao gồm cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và triglyceride.Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Rui Curi, làm việc tại Đại học Cruzeiro do Sul, cho biết: Nghiên cứu này mang lại hy vọng cho những bệnh nhân tiểu đường loại 2. Ông nói: Các thí nghiệm được tiến hành trên chuột Goto-Kakizaki - mô hình bệnh tiểu đường loại 2 giống như con người, phát hiện ra rằng tình trạng kháng insulin có thể giảm ở những con vật này bằng cách điều chỉnh phản ứng viêm của các tế bào lympho - một dạng tế bào bạch cầu - từ trạng thái ủng hộ viêm sang trạng thái chống viêm. Quá trình này tương tự như phản ứng của người bị kháng insulin khi bổ sung axit béo omega-3. Tiến sĩ Curi cho biết những thay đổi ở tế bào lympho - tế bào bạch cầu giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật, có tác động rất lớn đến các tế bào khác của hệ thống miễn dịch, gây ra hiệu ứng dây chuyền.Tiến sĩ Curi giải thích: Hầu hết người bệnh tiểu đường đều bị tình trạng viêm, điều này ảnh hưởng đến các con đường truyền tín hiệu insulin, thúc đẩy tình trạng kháng insulin.Vì vậy, bổ sung dầu cá giúp đảo ngược tình trạng viêm, thể hiện tác dụng chống viêm đáng kể. Do đó, các nhà khoa học cho rằng tác động của axit béo omega-3 lên tế bào lympho, điều chỉnh chúng từ trạng thái viêm sang trạng thái chống viêm, có thể đã kích hoạt quá trình giảm tình trạng kháng insulin, theo ScitechDaily.
Những điều bạn cần biết nếu muốn sống ở đảo dài ngày
Chia sẻ với Thanh Niên sáng 6.2, ông Nguyễn Tiến Tùng, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho biết thông tin về các cán bộ của đơn vị này xin nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ông Tùng, 5 cán bộ xin nghỉ hưu trước tuổi gồm: 1 trưởng phòng, 1 phó phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội; phó trưởng phòng thanh tra hành chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra viên thuộc phòng thanh tra chính sách người có công và 1 thanh tra viên phòng thanh tra lao động và bảo hiểm xã hội. "Hiện đã có 5 người gửi đơn và 1 người đã báo cáo và xin nộp đơn vào ngày hôm nay 6.2. Người cao tuổi nhất xin về hưu sinh năm 1965 và người ít tuổi nhất sinh năm 1974", ông Tùng thông tin. Về lý do, các cán bộ thanh tra xin nghỉ hưu trước tuổi đợt này, Chánh Thanh tra Bộ LĐ-TB-XH cho hay, tất cả đều tự nguyện, xuất phát từ việc hưởng ứng chủ trương của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức, sắp xếp, sáp nhập, tinh gọn bộ máy. "Với riêng tôi tư tưởng rất thoải mái, không hề lăn tăn, suy nghĩ thiệt hơn, mình là đảng viên đặt lợi ích tập thể lên hàng đầu. Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH có động viên tôi cân nhắc ở lại, tuy nhiên tôi thấy mình đã cống hiến 30 năm cho ngành, chưa kể hơn 3 năm trong quân ngũ, giờ là lúc nghỉ ngơi để tạo cơ hội cho cán bộ trẻ năng động cống hiến. Nguyện vọng của tôi đã được Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung chấp thuận, tôi sẽ nghỉ hưu từ 1.3", ông Tùng bày tỏ. Ông Nguyễn Tiến Tùng được bổ nhiệm làm Chánh tra tra Bộ LĐ-TB-XH từ năm 2016. Ở tuổi 58, ông còn còn khoảng 4 năm mới đến tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Tại tờ trình về cơ cấu tổ chức của Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 5.2, tại phiên họp, Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ, ngành và 3 cơ quan so với hiện nay.Theo đó, thành lập Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ Nội vụ và Bộ LĐ-TB-XH thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ hiện nay và chức năng quản lý nhà nước về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Bộ LĐ-TB-XH.Cùng đó, chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH hội sang Bộ GD-ĐT. Chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Y tế. Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức về giảm nghèo chuyển từ Bộ LĐ-TB-XH sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Riêng nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển sang Bộ Công an.